10 nội dung cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là bản phác thảo đầy đủ và chi tiết quá trình buôn bán sản phẩm mỹ phẩm của một công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng trong khoảng thời gian nhất định. Thông thường, nội dung trong mỗi bản kế hoạch bao gồm các sứ mệnh tầm nhìn, thị trường mục tiêu, chân dung khách hàng, ngân sách, phân tích đối thủ cạnh tranh, kế hoạch marketing, mục tiêu doanh số, nhân viên…

Lap-ke-hoach-kinh-doanh-my-pham-6

Hiểu một cách đơn giản, kế hoạch kinh doanh là tấm bản đồ cho công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng tránh bị đi lạc hướng, nhầm đường. Kế hoạch kinh doanh hầu như đều do người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp, các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính lập nên. Lập kế hoạch kinh doanh bán mỹ phẩm càng chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể thì càng hoạt động động kinh doanh của bạn càng đảm bảo tính khả thi, tính hiện thực hóa cao.

Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm?

Người đời từng có câu “thương trường là chiến trường” để miêu tả về sự khốc liệt của thị trường hiện nay. Đối với kinh doanh nói chung và kinh doanh mỹ phẩm nói riêng cũng vậy, khi đã lựa chọn dấn thân vào con đường khởi nghiệp bạn cần lập ra cho mình một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp với thời cuộc.

Việc lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ giúp công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn những điều sau đây:

10 lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm tuyệt đối không nên bỏ qua

Dưới đây là 10 nội dung cơ bản cần có khi lập kế hoạch bán mỹ phẩm để biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực cũng như duy trì hoạt động kinh doanh phát triển theo lộ trình dài hạn.

1. Xác định đối tượng khách hàng

Hãy phác họa chân dung khách hàng của bạn và trả lời những câu hỏi sau đây:

Lap-ke-hoach-kinh-doanh-my-pham-10

Sau khi đã trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ có được sự định hình về dòng sản phẩm cũng như địa điểm kinh doanh. Chẳng hạn, khách hàng mà bạn hướng đến là nhân viên văn phòng độ tuổi từ 25-35, họ có tiềm lực tài chính, có nhu cầu về ngoại hình và sẵn sàng rút hầu bao để mua những sản phẩm có giá trị lớn. Như vậy, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm cao cấp để kinh doanh. Ngược lại, với đối tượng khách hàng là học sinh sinh viên từ 15-20 tuổi cùng nguồn thu nhập không quá cao, bạn nên lựa chọn những sản phẩm handmade hoặc sản phẩm bình dân giá rẻ.

2. Chọn địa điểm mở cửa hàng mỹ phẩm

Một trong những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chính là lựa chọn vị trí, địa điểm kinh doanh phù hợp. Trên thực tế, vị trí địa lý đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù sản phẩm của bạn có tốt đến mấy, chính sách bán hàng có hấp dẫn đến đâu nhưng cửa hàng ở một nơi hẻo lánh không người qua lại thì khả năng tiếp cận hạn chế đều tác động không tốt đến doanh thu.

Theo đó, hãy dành thời gian để tìm cho mình một địa điểm có mật độ dân cư đông đúc, nơi có nhiều người đi lại. Hãy chú ý đến chỗ để xe của khách hàng để đảm bảo an toàn và tâm lý thoải mái nhất khi mua hàng.

Riêng với hình thức kinh doanh mỹ phẩm online, dù bạn không cần mở cửa hàng bán trực tiếp nhưng vẫn cần kho chứa hàng và giao vận. Do đó, khi lập dự án kinh doanh mỹ phẩm hãy lựa chọn địa điểm kho chứa gần với bưu cục gửi hàng hoặc nơi thuận tiện xe cộ, giao thông đi lại.

3. Cân đối nguồn tài chính mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

Muốn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm nhất định phải nguồn tài chính. Các chuyên gia cho rằng, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, cần phải xác định nguồn tài chính của bạn đang có là nguồn vốn vay hay vốn sở hữu. Đồng thời, lên kế hoạch sử dụng chúng trong từng hạng mục, giai đoạn cụ thể. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Lap-ke-hoach-kinh-doanh-my-pham-2344

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, sau khi nghiên cứu thị trường bạn cần phải dự đoán trong 3-5 năm đầu dòng tiền của bạn sẽ ra sao. Thời điểm nào sẽ hòa vốn, thời điểm nào cân bằng thu-chi, dòng vốn được luân chuyển như thế nào… Xác định được điều này sẽ giúp bạn chủ động trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm của mình.

4. Lên danh sách các sản phẩm mỹ phẩm cần bán

Sản phẩm là yếu tố mấu chốt cho việc cửa hàng của bạn có tồn tại được lâu dài hay không. Trong số hàng triệu sản phẩm trên thị trường, đa dạng từ đồ đặc trị, dưỡng da đến trang điểm, kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên hay thuần chay, bạn phải tìm cho mình những nhóm sản phẩm phù hợp với sức bán ra mạnh nhất.

Kinh nghiệm khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm dành cho bạn là từ việc xác định chân dung đối tượng khách hàng ở lưu ý đầu tiên, hãy định hình về dòng sản phẩm mà họ đang quan tâm.

5. Nghiên cứu và phân tích thị trường lân cận

Nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm là việc làm không thể bỏ qua nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh phát triển ổn định và lâu dài. Theo đó, bạn cần khảo sát về nhu cầu của các đối tượng khách hàng đang hướng đến, giá bán mỹ phẩm tại khu vực dự kiến kinh doanh. Ngoài ra, đừng quên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn.

6. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của pháp luật

Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và được pháp luật bảo vệ khi kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh mỹ phẩm và hoàn thiện các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ. Lưu ý, khi đăng ký tên kinh doanh nên lựa chọn những tên gọi độc đáo, ngắn gọn, dễ nhớ và phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh.

7. Thiết kế, trang trí cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

Tùy vào ngân sách và đối tượng khách hàng bạn hướng tới mà lựa chọn phong cách thiết kế cửa hàng sao cho phù hợp. Ví dụ, đối với nhóm khách hàng trung niên hoặc nhóm nhân viên văn phòng, những thiết kế hiện đại, thanh lịch và trang nhã sẽ có thể mang đến những phản hồi tích cực. Ngược lại, với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên có thể lựa chọn thiết kế trẻ trung, màu sắc nổi bật và cá tính.

8. Thuê nhân viên bán mỹ phẩm tại cửa hàng

Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và nguồn tài chính mà bạn cân đối số lượng nhân viên theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, nên lựa chọn những nhân viên có  gương mặt đẹp, ngoại hình ưa nhìn, có kinh nghiệm và kỹ năng trong tư vấn bán hàng.

Lap-ke-hoach-kinh-doanh-my-pham-vbvv

Bên cạnh đó, do bạn là người quản lý và có thể không có mặt tại cửa hàng thường xuyên nên hãy lựa chọn nhân viên có tính cách trung thực, chăm chỉ để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ nhất.

9. Kinh doanh mỹ phẩm online đa kênh

Ngày nay, bán hàng không chỉ gò bó tại cửa hàng mà bạn còn có thể kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, website hoặc các trang thương mại điện tử đình đám như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo… Hãy tận dụng các kênh bán hàng này để thúc đẩy doanh số một cách ấn tượng nhất.

10. Quảng cáo tiếp thị bán mỹ phẩm

Các kênh quảng cáo tiếp thị sản phẩm như tờ rơi, email marketing, seeding, chạy quảng cáo Google, Facebook, Zalo, Instagram đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tùy theo hình thức kinh doanh của cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online mà bạn nên chọn những hình thức quảng cáo phù hợp. 

Bên cạnh đó, hãy tận dụng các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình trong thời gian đầu hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn dần mở rộng tập khách hàng và phát triển ổn định.

 

Tin tức khác

Trở Thành Đối Tác Lychee

Đăng ký ngay để nhận những chính sách ưu đãi hấp dẫn. Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất!

Kết nối với chúng tôi

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Lychee