6 lưu ý quan trọng khi khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm

Tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm

Những năm gần đây, ngành kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp được đánh giá là đầy tiềm năng khi đối tượng khách hàng mỗi ngày càng mở rộng. Nếu như trước đây nhóm khách hàng phụ nữ trung niên được xem là đối tượng trọng tâm thì giờ đây, nhóm phụ nữ trẻ tuổi đời từ 20 hay một số nam giới cũng rất chú trọng tới mỹ phẩm nhằm cải thiện sắc đẹp của bản thân. 

Khoi-nghiep-kinh-doanh-my-pham-1

Theo một khảo sát từ Q&Me, trung bình mỗi tháng phụ nữ Việt Nam bỏ ra khoảng 436.000 đồng cho việc chi tiêu mỹ phẩm trong sóc da. Trong đó, 51% chi 200-300 nghìn đồng/tháng, 8% chi 50 nghìn đồng/tháng, 7% chi nhiều hơn 1 triệu đồng/tháng. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, phụ nữ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM có mức chi tiêu cho mỹ phẩm nhiều hơn các tỉnh thành khác. 

Theo Mintel – công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 51.000 tỷ đồng/năm, đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD. Với mức tăng trưởng doanh thu trên 20%/năm cùng dân số gần 99 triệu người, doanh thu trong lĩnh vực mỹ phẩm hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Cũng chính vì vậy, hiện nay không ít người lựa chọn ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm để khởi nghiệp, đặc biệt là kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên.

Những điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm

Trước khi bắt tay vào công cuộc khởi nghiệp kinh doanh ngành mỹ phẩm, bạn cần nắm được 6 chú ý quan trọng dưới đây để lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm của riêng mình:

1. Nghiên cứu thị trường mỹ phẩm

Nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ bắt buộc đối với một người làm kinh doanh, bất kể là bạn kinh doanh ngành nghề hay sản phẩm nào. Điều này không chỉ giúp bạn xác định được phân khúc khách hàng mà còn định hình được phạm vi phân phối sản phẩm. Từ đó có được hướng đi đúng đắn trong công cuộc khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm của mình.

Theo các chuyên gia, khi nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, bạn hãy tìm hiểu các xu hướng chăm sóc da, làm đẹp da trong khoảng 5 năm trở lại thời điểm hiện tại. Đồng thời, tìm hiểu các sản phẩm bán chạy trên thị trường xem ưu – nhược điểm của đối thủ là gì, giá bán mỗi sản phẩm là bao nhiêu, sức cạnh tranh của sản phẩm đó ra sao…

Ngoài ra, trước khi khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm bạn cũng cần có những nhận định, dự đoán về xu hướng chăm sóc da và làm đẹp trong tương lai. Điều này giúp bạn dễ dàng bắt nhịp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm chất lượng.

2. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm

Giấy tờ pháp lý về thương hiệu và sản phẩm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá độ uy tín của thương hiệu cũng như sản phẩm. Do đó, trước khi khởi nghiệp kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh mà bạn có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT, sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể/doanh nghiệp thì bạn cần làm thủ tục Công bố sản phẩm mỹ phẩm để được lưu hành sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, những trường hợp mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thì phải đảm bảo sản phẩm phải được nhập khẩu hợp pháp và đáp ứng các điều kiện gồm: 

3. Tìm hiểu và làm việc với các nhà cung cấp

Nhà cung cấp trong kinh doanh mỹ phẩm là các đơn vị cung cấp nguyên liệu, vật tư và các nhà sản xuất tham gia vào việc tạo ra sản phẩm. Nếu kinh doanh mỹ phẩm trên quy mô lớn, bạn không thể “tay không bắt giặc” mà cần đến sự hợp tác của các bên liên quan. Hãy tham khảo các nhà cung cấp trên thị trường để lựa chọn ra một đơn vị có nguồn nguyên liệu chất lượng nhất, giá thành hợp lý nhất. 

Trường hợp bạn không có đủ nhân lực và nguồn tài chính để đầu tư trong giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, hãy cân nhắc phương án ký hợp đồng với các nhà sản xuất. Với hệ thống máy móc và nhân lực chuyên nghiệp, họ sẽ thay bạn tạo ra một dòng sản phẩm độc quyền cho thương hiệu mỹ phẩm.

4. Lựa chọn các phương thức bán hàng

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, đăng ký kinh doanh và làm việc với nhà cung cấp để tạo ra một sản phẩm chất lượng, việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn cách thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ hình thức bán hàng trực tuyến (online) đang là kênh tiêu thụ hiệu quả của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành mỹ phẩm. Bạn có thể kinh doanh mỹ phẩm online trên các mạng xã hội, các trang thương mại điện tử… Dù vậy bạn vẫn nên biết rằng, nhược điểm lớn của bán hàng trực tuyến chính là mức độ cạnh tranh rất cao, đồng thời việc giữ chân khách hàng cũng không dễ dàng.

Khoi-nghiep-kinh-doanh-my-pham-1-1

Ngoài hình thức bán hàng online, bạn có thể mở một cửa hàng bán lẻ. Khi lựa chọn phương thức bán hàng này, bạn sẽ cần quan tâm tới vị trí, mặt bằng và thiết kế của cửa hàng. Lưu ý rằng một cửa hàng lý tưởng thường có vị trí gần khu trung tâm và đông người qua lại, thiết kế bắt mắt và phù hợp với phân khúc khách hàng.

Trường hợp không muốn xây dựng cửa hàng, bạn có thể đóng vai trò là nhà phân phối các sản phẩm mỹ phẩm đến với cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý kinh doanh. Hình thức này không yêu cầu bạn có quá nhiều vốn nhưng đòi hỏi người khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phải có có tầm nhìn và chiến lược đối với từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

5. Lên kịch bản bán hàng và xử lý các tình huống thường gặp

Để không bị động trước “1000 câu hỏi vì sao” của khách hàng, bạn cần thiết kế cho mình một kịch bản chi tiết và đầy đủ. Việc làm này không chỉ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong cảm nhận của khách hàng mà còn gia tăng tỷ lệ mua hàng.

Theo đó, các câu hỏi thường gặp của khách cần được giải đáp và xây dựng thành kịch bản bán hàng như:

Lên kịch bản bán hàng là một bước vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên xây dựng kịch bản thật chi tiết để chủ động trước những băn khoăn, thắc mắc của khách hàng trong quá trình tư vấn bán hàng.

6. Lựa chọn chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Để đạt được doanh số như kỳ vọng qua các giai đoạn bạn cần xây dựng cho mình một chiến lược tiếp thị phù hợp. Nếu lựa chọn bán hàng online là trọng tâm, hãy tập trung vào cách SEO sản phẩm nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google. Đồng thời, tìm hiểu cách quảng bá sản phẩm trên các kênh Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok… để gia tăng khả năng tiếp cận sản phẩm.

Ngay cả khi không bán hàng trực tuyến, bạn cũng cân nhắc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và website để nâng cao tính nhận diện của thương hiệu và tăng sự tương tác với khách hàng. Bên cạnh đó là các phương án tiếp thị thông qua trang báo in hoặc tờ rơi, áp phích…

Khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm không phải là việc dễ dàng, nhất là đối với những người mới bước chân vào con đường kinh doanh. Hi vọng với những lưu ý trên từ 82X, bạn sẽ có thể vượt qua những khó khăn và thành công với lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm đầy cạnh tranh này!

Tin tức khác

Trở Thành Đối Tác Lychee

Đăng ký ngay để nhận những chính sách ưu đãi hấp dẫn. Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất!

Kết nối với chúng tôi

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Lychee